Chùa Thiên Mụ – Huế có gì độc đáo?

5/5 - (1 vote)

C

Chùa Thiên Mụ ở đâu? có gì tham quan không? tốn tiền mua vé không?… và những câu hỏi khác của bạn về chùa Thiên Mụ trong chuyến du lịch Huếsẽ được giải đáp dưới đây.

Du lịch Huế mà không ghé qua chùa Thiên Mụ thì quả là một thiếu xót. Ngôi chùa hơn 400 tuổi này có một chiều dài lịch sử rất lâu đời thuộc hàng bậc nhất ở Huế. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, biến cố, chùa Thiên Mụ ngày nay là một điểm đến văn hóa, tâm linh rất được du khách yêu thích.

Chùa Thiên Mụ có một câu chuyện lịch sử vô cùng thú vị.

Trước thời điểm khởi lập chùa Thiên Mụ, trên đồi Hà Khê ngày đó có ngôi chùa cũng mang tên Thiên Mỗ hoặc Thiên Mẫu, là một ngôi chùa của người Chăm.

Truyền thuyết kể rằng, khi chúa Nguyễn Hoàng vào làm Trấn thủ xứ Thuận Hóa kiêm trấn thủ Quảng Nam, trong một lần ông bắt gặp một ngọn đồi nhỏ nhô lên, thế đất như hình một con rồng đang quay đầu nhìn lại, ngọn đồi này có tên là đồi Hà Khê.

Người dân địa phương cho biết, nơi đây ban đêm thường có một bà lão mặc áo đỏ quần lục xuất hiện trên đồi, nói với mọi người: “Rồi đây sẽ có một vị chân chúa đến lập chùa để tụ linh khí, làm bền long mạch, cho nước Nam hùng mạnh”. Vì thế, nơi đây còn được gọi là Thiên Mụ Sơn

Năm 1601, Nguyễn Hoàng đã cho dựng một ngôi chùa trên đồi, ngoảnh mặt ra sông Hương, đặt tên là “Thiên Mụ”.

Năm 1862, dưới thời vua Tự Đức, để cầu mong có con nối dõi, nhà vua sợ chữ “Thiên” phạm đến Trời nên cho đổi từ “Thiên Mụ” thành “Linh Mụ” (hay “Bà mụ linh thiêng”).

THAM QUAN CHÙA THIÊN MỤ

  1. Chùa Thiên Mụ Huế nằm cách trung tâm thành phố chỉ chừng 5 km về phía Tây nên mất khoảng 10 phút di chuyển là đến nơi.
  2. Trải nghiệm đi thuyền trên sông Hương, ngắm chùa từ xa cũng là một gới ý rất tuyệt.
  3. Chùa là một điểm đến hoàn toàn miễn phí và mở cửa đón khách cả ngày
  4. Kết hợp đi chung ngày với Đại Nội là hợp lý.

Tháp Phước Duyên – tòa tháp nổi bật ở chùa Thiên Mụ Đây là một biểu tượng gắn liền với tiếng tăm lẫy lừng của chùa Thiên Mụ Huế.

Tháp Phước Duyên hay còn gọi là Phước Duyên Bửu Tháp được xây dựng vào năm 1844 có hình bát giáo cao 7 tầng, dưới lớn và nhỏ dần khi lên cao. Mỗi tầng thờ một đức Phật khác nhau.

Trong tháo có hệ thống bậc thang hình xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất. Riêng tầng 6 và tầng 7, bạn phải đi bằng thang bộ làm từ gỗ. Tháp chính là công trình hiện ra ngay trước mắt bạn khi bước chân vào chùa!

Chùa Thiên Mụ, ngôi chùa linh thiêng, lâu đời nhất ở Huế, 421 tuổi.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi vua, lấy niên hiệu là Gia Long, kể từ đó cho đến đời vua Khải Định đều dành sự ưu ái cho chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ được vua Minh Mạng liệt vào một trong bốn Quốc tự của vùng Kinh sư. Đặc biệt, vua Thiệu Trị là người có công lao to lớn trong việc trùng hưng chùa Thiên Mụ.

Năm 1844, vua Thiệu Trị cho xây tháp Từ Nhân, cao 21,28m. Tháp dựng xong vua cho đổi thành Phước Duyên Bửu Tháp và dựng bia ghi dấu.

No Comments Yet.

Leave a Reply