Lạc giữa những thánh đường hồi giáo quá đẹp!

5/5 - (8 votes)

Thánh đường hồi giáo nằm bên kia sông Hậu. Nếu bên này là thành phố Châu Đốc nhộn nhịp nhà cao, đường rộng thì chỉ sau mươi phút qua phà, có một làng người Chăm yên tĩnh, hiền hòa và nghèo sẽ hiện ra. Tất cả chỉ cách một chuyến phà!

Lối kiến trúc đặc thù của đạo Hồi – iamkoo

Làng người Chăm Châu Giang là một điểm đến tôi rất háo hức vì văn hóa bản địa đặc thù của nó. Sau khi ăn cơm tấm trong chợ Châu Đốc, bọn tôi kéo xe về hướng  phà để sang làng Chăm. Ấn tượng đầu tiên ngay khi xuống phà là “nghèo, yên tĩnh, đàn ông quấn sarong”, nó khiến  tôi buộc miệng “Trời, sao cách một con phà mà dân bên này nghèo, nhà cửa lụp xụp vậy?”

Các họa tiết trang trí bên trong Thánh đường Mubarak – iamkoo

Khi tôi hỏi đường đến các Thánh đường  thì hầu như ít người biết tên của nó như trên Google viết, họ gọi bằng một cái tên địa phương khác và không gọi là Thánh đường mà là “chùa Hồi giáo”. Để dễ hình dung, tôi search Google và đưa hình ảnh Thánh đường ra để họ nhận diện xem nó nằm hướng nào.

Theo như chia sẻ, làng Châu Giang có rất nhiều Thánh đường, tiểu Thánh đường nằm rải rác giữa cụm dân cư như một điểm sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng không thể thiếu của người Chăm theo đạo hồi.

Bên trong sảnh làm lễ của Thánh đường Mubarak  – iamkoo

Một trong số đó, những cái tên được rất nhiều người nhắc đến vì nó đẹp và Thánh đường  trung tâm là Mubarak và Jamiul Azhar . Ngoài ra bọn tôi còn đi thêm một vài tiểu Thánh đường khác khá thú vị.

Hầu hết các Thánh đường Hồi giáo ở An Giang đều sơn màu trắng và trang trí các họa tiết màu xanh, chữ sẽ nhấn màu vàng như một lối kiến trúc kiểu mẫu đặc thù. Khi tôi đến, rất nhiều bọn trẻ đang ngồi học và sinh hoạt cộng đồng trong Thánh đường.

Thánh đường Mubarak được trang trí khá cầu kỳ và mới, dù không gian nhỏ – iamkoo

Không gian yên tĩnh, trật tự và đầy vẻ trang nghiêm khiến tôi phải đi rón rén để xin phép được vào bên trong Thánh đường thăm quan và chụp hình. Tôi thật sự cảm giác như mình đang lạc vào một nước hồi giáo nào đó chứ không phải Việt Nam, thật, mọi thứ đối với tôi rất lạ lẫm và tò mò.

Vừa qua phà, rẽ trái một chút là bạn sẽ thấy ngay một Thánh đường  Mubarak  sơn màu trắng với biểu tượng ngôi sao vàng rất ấn tượng. Tôi đến ngay vào giấc trưa nên không gian hoàn toàn vắng vẻ và không có ai, loay hoay hỏi một hồi mới tìm được người để xin phép vào bên trong.

Mubarak không thờ bất kì vị thần thánh nào chỉ có các chức sắc hướng dẫn tin lành làm lễ

Thật sự đẹp và lạ lẫm. Tôi mê mẩn ngắm từng họa tiết trên song sắt, phù điêu trên tường rồi bật lên nhiều tò mò mà ước gì có ai đó để hỏi thêm thì chắc sẽ có nhiều điều hay ho lắm. Phía sau lưng Thánh đường là một nghĩa trang với những bia đá ken nhau sát rạt.

Không gian của Mubarak không rộng lắm, nhưng bên trong rất đẹp vì mới được trùng tu.

Tôi mua một chiếc nón phong cách đạo Hồi ở cửa hàng bên ngoài để tạo sự hòa đồng – iamkoo

Thánh đường lớn thứ 2 bạn phải ghé là Jamiul Azhar. Từ bến phà, rẽ phải đi 1 đoạn là sẽ thấy ngay Thánh đường này. Jamiul Azhar nằm trên một khuôn viên khá rộng rãi và tụ điểm sinh hoạt, cầu nguyện  được xem là lớn nhất trong vùng này. Thánh đường  này được xây dựng từ năm 1959 và qua trùng tu khá nhiều lần.

Nghĩa trang bia đá phía trước Thánh đường  Jamiul Azhar – iamkoo

Trước khi vào khuôn viên Jamiul Azhar, bạn sẽ thấy một nghĩa trang với những hàng bia đá khắc tên người quá cố. Theo chia sẻ của một anh bạn địa phương, nghĩa trang này của rất nhiều người Hồi giáo trên khắp Việt Nam chứ không chỉ trong vùng.

Không chỉ Jamiul Azhar, tất cả các Thánh đường đều sơn màu trắng và trang trí bằng màu xanh – iamkoo

Tôi đùa với anh bạn địa phương, trông tôi có giống tín đồ Hồi giáo với bộ dạng này không, rồi chúng tôi phá lên cười thích thú. Chỉ là một chiếc nón, nhưng tự nhiên thấy mình khác lạ dã man.

Một chiếc Honda 67 ở hậu viên của tín đồ nào mà chất quá, không thể không leo nên “trải nghiệm” – iamkoo

Jamiul Azhar khá thoáng rộng và yên tĩnh vào giờ trưa.

Bên trong, các nhóm trẻ đang học trong yên lặng – iamkoo

Còn khá nhiều thánh đường khác như Masjid Khayriyah, Jamiul Muslimin…. mà tôi tiếc là không đủ thời gian đến đến tham quan hết. Vì thế, nếu đến An Giang, bạn nên dành trọn 1 ngày để đi tour các Thánh đường thì sẽ rất trọn vẹn và là một ý tưởng không tồi cho hành trình miền Tây của mình nhé!

Thánh đường Masjd Al Nia Mah này cũng đồng thời là văn phòng của Ban đại diện cộng đồng Islam ở An Giang – iamkoo

Tình cờ gặp một anh chàng đi làm lễ trong Thánh đường, chúng tôi  đã chụp chung một tấm lưu niệm với nhau sau những câu chuyện về lịch sử các Thánh đường ở Châu Giang. Và cái nắm tay của anh chàng cũng nồng hậu quá  khiến tôi khá bối rối.

Chuyến phà đưa bọn tôi qua làng Chăm Châu Giang ở An Giang – iamkoo


IAMKOO Editorial Team

6 Responses
  • phuocnguyen
    October 3, 2018

    anh đi lúc nào mà vắng như chùa bà đanh vậy?

    • Koo
      October 3, 2018

      A tới lúc giữa trưa đó

  • Hải
    October 3, 2018

    Nhìn như tây luôn, em đi ngang hoài mà đâu biết đẹp vầy đâu kaka

    • Koo
      October 3, 2018

      ủa, nhà e gần đây hả?

  • Salammat
    October 3, 2018

    TKX KOO, MÌNH PHẢI GHÉ MỚI ĐƯỢC, NHÌN RA CHẤT NHỈ. MÌNH CŨNG HỒI GIÁO MÀ CHƯA ĐẾN ĐÂY

    • Koo
      October 3, 2018

      Ko tới dc Mecca thì hãy hành hương tới đây 🙂

Leave a Reply